The Universal House of Justice
Ridván 2010
To the Bahá’ís of the World
Dearly loved Friends,
(1) Với lòng ngập tràn ngưỡng mộ đối với con dân của Đức Baha’u’llah, chúng tôi vui
mừng báo tin rằng, nhân dịp khai hội Ridvan tươi vui nhất này, tại mỗi châu lục trên địa cầu đang có thêm những Chương trình Phát triển Sâu rộng mới diễn tiến, nâng tổng số trên toàn thế giới vượt mốc 1.500 bảo đảm hoàn thành Kế hoạch Năm Năm, trước thời hạn một năm. Chúng tôi cúi đầu tạ ơn Thượng Đế về thành quả tuyệt vời này, về sự thắng lợi đầy ý nghĩa này. Tất cả những ai đã lao động trên hiện trường đều sẽ tri ân về hồng phúc Ngài đã dành cho cộng đồng của Ngài bằng việc ban cho một năm trọn để tăng cường mô hình củng cố và phát triển hiện được thiết lập khắp nơi, để chuẩn bị cho những giáo vụ sẽ được kêu gọi mình gánh vác trong công trình toàn cầu sắp tới – một kế hoạch dài năm năm, là kế hoạch thứ năm trong loạt kế hoạch với mục đích rõ ràng là thúc đẩy quá trình gia nhập ồ ạt.
(2) Chúng tôi thật cảm động, khi dừng lại ngẫm ngợi nhân dịp lễ hội này, để thấy rõ
rằng điều khơi lên cảm tưởng sâu xa đầy hãnh diện và tạ ơn trong lòng chúng tôi thật nhiều, không phải với thành tích về lượng mà quí đạo hữu đã đạt được một cách phi thường, nhưng là sự kết hợp của các diễn biến ở mức sâu xa hơn về văn hóa, mà thành tích này đã chứng minh. Cao nhất trong các diễn biến mà chúng tôi nhận thấy là sự vươn lên trong năng lực của các đạo hữu khi trò chuyện với người khác về các vấn đề tâm linh, và trình bày dễ dàng về Bản thân Đức Baha’u’llah và về Mặc khải của Ngài. Các đạo hữu đã hiểu rõ rằng truyền giáo là yêu cầu cơ bản của một cuộc sống hiến tặng hào hiệp.
(3) Trong một số các thông điệp gần đây chúng tôi đã biểu lộ niềm vui được chứng
kiến sự gia tăng vững chắc trong nhịp độ truyền giáo trên khắp hoàn cầu. Sự thực hiện nghĩa vụ tâm linh cơ bản này bởi mỗi cá nhân tín đồ, đã từng và mãi sẽ là, mặt thiết yếu trong đời sống Baha’i. Việc thiết lập 1.500 Chương trình Phát triển Sâu rộng cho thấy rõ mọi tín đồ đã trở nên những người bước ra khỏi vòng quan hệ trực tiếp với thân nhân và bè bạn, sẵn sàng nương theo Bàn tay dắt dẫn của Đấng Từ bi để đến với các linh hồn nhạy cảm bất kể họ sống ở đâu. Các ước tính khiêm tốn nhất cũng cho thấy rằng hiện đang có hàng chục ngàn người tham gia vào các đợt vận động định kỳ để tạo các mối quan hệ bằng hữu, trên cơ sở chia sẻ sự hiểu biết với những người trước đây bị coi là xa lạ.
(4) Trong nỗ lực trình bày những điều chính yếu của Chánh Đạo một cách giản dị và
trong sáng, các đạo hữu đã vận dụng tốt ví dụ minh họa trong sách Ruhi 6 của Viện Giáo lý. Ở nơi nào mà lý luận căn bản trong trình bày được ghi nhận, và khắc phục được việc biến nó thành công thức xơ cứng, thì sẽ tạo nên đươc cuộc đàm thoại giữa hai linh hồn – cuộc đàm thoại nổi bật với chiều sâu nhận thức và mối quan hệ tự nhiên được hình thành. Đến mức mà cuộc đàm thoại tiếp tục vượt khỏi sự chạm trán ban đầu và tình bằng hữu thực sự được hình thành, thì nỗ lực truyền giáo trực tiếp kiểu này có thể trở thành chất xúc tác cho một quá trình biến đổi tâm linh bền vững. Dù cuộc tiếp xúc ban đầu với các bạn mới quen, nhằm mời họ gia nhập vào cộng đồng tôn giáo Baha’i hoặc tham dự một trong các hoạt động của cộng đồng cũng không phải là mối quan tâm lớn lắm. Điều quan trọng hơn nữa là mọi linh hồn cảm thấy mình được chào đón vào cộng đồng để đóng góp cho việc cải thiện xã hội, bắt đầu con đường phụng sự nhân loại, rồi ngay khi ấy hoặc lâu dài hơn sau này, việc tuyên xưng chính thức có thể diễn ra.
(5) Ta không nên xem thường ý nghĩa của sự diễn biến này. Tại mỗi cụm, một khi mô
hình hoạt động vững chắc diễn ra, ta cần lưu ý mở rộng thêm mạng lưới những người cộng sự và các bạn thân quen, đồng thời tập trung chú ý vào các khối dân cư nhỏ, mà mỗi nơi nên trở thành trung tâm hoạt động mạnh mẽ. Trong một cụm thuộc đô thị, trung tâm hoạt động ấy tốt nhất có thể được xác định theo ranh giới khu láng giềng; một cụm chủ yếu thuộc nông thôn, thì một làng xã có thể là không gian xã hội thích hợp cho mục đích này. Những người phụng sự trong các chương trình này, gồm cả dân địa phương và người truyền giáo du lịch, nên nhìn chính xác công việc của mình theo hướng xây dựng cộng đồng. Kêu gọi các nỗ lực truyền giáo của họ là “đến tận từng nhà”, dù cuộc tiếp xúc ban đầu tại nhà dân cư địa phương mà không báo trước, có thể là không xứng với quá trình nâng cao năng lực trong dân chúng để đảm trách việc phát triển tâm linh, trí tuệ và xã hội. Các hoạt động đẩy mạnh quá trình này, trong đó các bạn mới gặp, được mời tham gia – những cuộc họp tăng cường tính tâm linh của cộng đồng; những lớp học nuôi dưỡng tâm hồn và trí óc non dại của thiếu nhi; những nhóm khai thông năng lực đang gia tăng của các thiếu niên; những nhóm học tập, mở ra cho mọi người, để giúp dân chúng thuộc mọi thành phần tiến lên trên nền tảng bình đẳng và tìm ra phương thức ứng dụng giáo lý trong đời sống cá nhân và tập thể của họ - có thể cần được duy trì tốt với sự giúp đỡ của người ngoài địa phương trong một thời gian. Tuy nhiên, ta có thể kỳ vọng rằng việc nhân lên các hoạt động cốt lõi này sẽ sớm được duy trì bởi nguồn nhân lực có gốc gác tại khu khu láng giềng hoặc tại làng xã – bởi những người nam và nữ nôn nóng muốn cải thiện những điều kiện vật chất và tinh thần của các vùng quanh mình. Một nhịp độ đời sống cộng đồng sẽ lần hồi xuất hiện, tương ứng với năng lực của một khối cá nhân nòng cốt đang gia tăng dấn thân theo tầm nhìn của Đức Baha’u’llah về một Nền Trật tự Thế giới Mới.
(6) Trong phạm vi này, tính nhạy cảm thể hiện trong quyết tâm tham gia vào quá trình
xây dựng cộng đồng đang diễn ra bằng các hoạt động cốt lõi. Từ cụm này đến cụm khác, nơi đang có một Chương trình Phát triển Sâu rộng được triển khai, công việc trước mắt quí đạo hữu trong năm này là truyền giáo tại một hoặc nhiều khu dân cư nhạy cảm, áp dụng phương pháp trình bày trực tiếp về những điều căn bản của Chánh Đạo, và tìm ra những linh hồn khát khao thoát cảnh hôn mê do tác động xã hội, cùng nhau làm việc trong khu khu láng giềng và làng xã của họ để bắt đầu quá trình biến cải tập thể. Nếu các đạo hữu kiên trì trong nỗ lực học hỏi những đường hướng và phương pháp xây dựng cộng đồng theo cách này trong những phạm vi nhỏ, thì mục đích tha thiết lâu dài về sự tham gia của mọi người trong cộng việc của Chánh Đạo, chúng tôi tin chắc sẽ chuyển biến theo nhiều qui mô lớn trong tầm tay mình.
(7) Để đáp ứng điều thách thức này, các đạo hữu và các cơ cấu sẽ phải tăng cường quá
trình Viện Giáo lý tại cụm, gia tăng đáng kể trong địa hạt mình số người có khả năng làm hướng dẫn viên nhóm học tập; vì ta cần biết rằng cơ hội hiện đang mở ra để các đạo hữu nuôi dưỡng đời sống cộng đồng sôi nổi tại các khu khu láng giềng và làng xã, với nét đặc trưng là ý thức sắc bén về mục đích, chỉ có thể đạt thành nhờ những chuyển biến quan trọng diễn ra trong thập kỷ qua trên phương diện ấy của nền văn hóa Baha’i liên quan đến việc học chuyên sâu.
(8) Tháng 12 năm 1995, khi chúng tôi kêu gọi thành lập Viện Giáo lý trên khắp thế
giới, mô hình thịnh hành nhất trong cộng đồng Baha’i để giúp các cá nhân tín đồ khơi sâu kiến thức về Chánh Đạo, chủ yếu bao gồm các lớp và các khóa học bất thường, với thời lượng khác nhau, theo nhiều chủ đề khác nhau. Mô hình ấy đã đáp ứng tốt nhu cầu của một cộng đồng Baha’i đang vươn lên trên thế giới, số lượng còn tương đối và chủ yếu liên quan đến tầm rộng địa dư trên toàn cầu. Tuy nhiên, lúc ấy chúng tôi đã nêu rõ rằng một phương pháp khác về nghiên cứu Thánh Thư sẽ định hình, một phương pháp sẽ đẩy những số lượng lớn vào lãnh vực hành động, khi quá trình gia nhập ồ ạt tăng tốc một cách đáng kể. Về mặt này, chúng tôi có yêu cầu rằng Viện Giáo lý giúp các khối tín đồ ngày càng tăng trong việc phụng sự Chánh Đạo bằng việc đưa ra những khóa học để truyền kiến thức, sáng kiến và kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện nhiều giáo vụ liên quan với việc gia tốc phát triển và củng cố.
(9) Đọc Thánh Thư của Chánh Đạo và cố gắng đạt tới sự hiểu biết đích đáng hơn về ý
nghĩa Mặc khải kỳ diệu của Đức Baha’u’llah là nghĩa vụ được đặt trên vai mọi tín đồ của Ngài. Mọi người đều được đòi hỏi đắm mình vào đại dương mặc khải của Ngài và nhận phần, theo khả năng và sở thích của mình, những châu ngọc của sự khôn ngoan trong đại dương ấy. Theo hướng này, các lớp học chuyên sâu ở địa phương, các khóa học mùa hè và mùa đông, và đặc biệt trong các cuộc họp mặt để những cá nhân tín đồ hiểu biết nhiều về Thánh Thư có thể chia sẻ cho những người khác những kiến thức theo chủ đề cụ thể là những nét nổi bật trong đời sống Baha’i. Như thói quen đọc Thánh Thư hằng ngày còn là phần không thể thiếu của diện mạo Baha’i, nên các dạng học tập này cũng sẽ tiếp tục diễn ra trong cuộc sống tập thể của cộng đồng. Nhưng sự hiểu biết về ý nghĩa của Mặc khải, cả mặt phát triển cá nhân cũng như tiến bộ xã hội, còn tăng tiến nhiều mặt khi việc học tập và phụng sự được kết hợp và tiến hành song song. Trên lãnh vực phụng sự, kiến thức sẽ được thử thách, vấn đề nảy sinh trong thực hành, và những mức độ nhận thức mới được vươn tới. Trong hệ thống giáo dục từ xa hiện diễn ra từ nước này tới nước khác – các yếu tố chính của nó gồm nhóm học tập, hướng dẫn viên và giáo trình của Viện Ruhi – cộng đồng Baha’i toàn thế giới đã có khả năng giúp hàng ngàn, nói đúng hơn là hàng triệu người học Thánh thư trong từng nhóm nhỏ với mục đích rõ ràng là biến giáo lý Baha’i thành hiện thực, đưa sự nghiệp của Chánh Đạo vào giai đoạn kế tiếp: phát triển và củng cố bền vững trên qui mô lớn.
(10) Mong rằng không ai không thấy những khả năng đã hiện ra. Xã hội ngày
nay đang rã rời vì những lực lượng tiêu cực. Sự thèm muốn hưởng thụ được nuôi dưởng từ ấu thơ, đang gia tăng ảnh hưởng, nuôi dưỡng những thế hệ muốn được dắt dẫn bới bất cứ ai khéo lôi cuốn những xúc cảm nông cạn bề ngoài. Hiện có nhiều hệ thống giáo dục mà học sinh bị coi như là những bình chứa để nhận thông tin. Còn thế giới Baha’i thì thành công trong việc phát triển một nền văn hóa nuôi dưỡng một cách thức suy nghĩ, học tập và hành động, trong đó mọi người tự thấy mình đang đi trên con đường chung về phụng sự - nâng đỡ lẫn nhau và cùng tiến lên, tôn trọng kiến thức mà mỗi người có được ở một thời điểm nhất định và tránh xu hướng phân chia tín đồ thành những loại như uyên thâm và nông cạn – là một sự thành tựu có tầm vóc khổng lồ. Và trong đó hàm chứa những động lực của một trào lưu không gì ngăn nổi.
(11) Điều cần có là chất lượng của quá trình giáo dục nuôi dưỡng ở nhóm học
tập phải nâng cao đáng kể trong năm tới để cho tiềm năng của dân cư địa phương thực hiện việc tạo nên các động lực ấy. Phần nhiều đòi hỏi này dành cho những người làm hướng dẫn viên của các nhóm. Sự thử thách của họ sẽ là tạo môi trường theo phác họa các khóa học của Viện, một môi trường đưa tới tăng lực tâm linh các cá nhân, là những người sẽ tự thấy mình là tác nhân tích cực trong học tập, là những người giữ vai chính của một công trình bền bỉ trong ứng dụng kiến thức để tạo sự biến cải cá nhân và tập thể. Nếu thất bại về mặt này, thì dù trong cụm có bao nhiêu nhóm học tập, cũng không làm phát sinh được động lực cần thiết cho việc biến đổi.
(12) Để công việc của hướng dẫn viên đạt tới mức độ ưu tú ngày càng cao, ta
cần nhớ trách nhiệm chủ yếu cho việc phát triển nguồn nhân lực trong vùng hoặc trong nước là tùy thuộc Viện Giáo lý. Trong khi cố gắng làm tăng số học viên, Viện Giáo lý với tư cách một cấu trúc – từ Ban quản lý, đến những điều phối viên các cấp, đến các hướng dẫn viên tại cơ sở - đều phải nhấn mạnh như nhau về tính hữu hiệu của toàn bộ hệ thống, vì nói cho cùng, thì những thành quả bền vững về số lượng sẽ tùy thuộc sự tiến bộ về chất lượng. Ở cấp cụm, điều phối viên phải đưa cả kinh nghiệm thực tế và tính năng động vào nỗ lực của mình để đồng hành cùng những người phụng sự với tư cách hướng dẫn viên. Điều phối viên nên tổ chức các cuộc họp định kỳ cho hướng dẫn viên để họ phản hồi về các nỗ lực của mình. Các sự kiện được tổ chức để nhắc lại việc học tập một số đoạn chọn trong tài liệu của Viện đôi khi cũng có ích, miễn là nó không tạo ra nếp phải đào tạo mãi. Năng lực của hướng dẫn viên lần hồi phát triển khi cá nhân bước vào lãnh vực hành động và giúp người khác đóng góp vào mục đích của loạt các kế hoạch toàn cầu hiện nay, bằng việc học tập theo trình tự các khóa học và ứng dụng phần thực hành. Và khi những người nam nữ ở các độ tuổi theo đuổi qui trình và hoàn thành việc học tập với sự giúp đỡ của các hướng dẫn viên, những người khác phải sẵn sàng đồng hành cùng họ trong hành động phụng sự đảm đương tùy theo năng lực và sở thích của họ - đặc biệt là các điều phối viên chịu trách nhiệm về các lớp thiếu nhi, về các nhóm thiếu niên và các nhóm học tập, những hành động phụng sự quan trọng vì sự trường tồn của cả hệ thống. Việc đảm bảo có biện pháp thích hợp cho nguồn sống này lan truyền trong hệ thống phải tiếp tục là đối tượng học tập bền bỉ tại mỗi nước suốt thời gian mười hai tháng tới.
(13) Mối quan tâm về giáo dục tâm linh cho thiếu nhi từ lâu là yếu tố về văn hóa
của cộng đồng Baha’i, mối quan tâm đưa tới hai thực thể cùng tồn tại. Thứ nhất, theo gương thành đạt của các đạo hữu Baha’i Iran, với đặc điểm là khả năng mở các lớp có hệ thống, từ lớp này đến lớp khác, cho các thiếu nhi trong gia đình Baha’i, thường là với mục đích cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử và giáo lý của Chánh Đạo cho các thế hệ đang lên. Tại nhiều nơi trên thế giới, số người được hưởng lợi từ các lớp học như thế còn tương đối ít. Thực thể kia xuất hiện ở những nơi đang có sự gia nhập trên qui mô lớn, ở cả nông thôn và đô thị. Một thái độ bao quát hơn đang ngự trị kinh nghiệm này. Tuy nhiên, trong khi trẻ em từ mọi loại gia đình đang háo hức và được mời dự các lớp học Baha’i, nhưng qua nhiều năm, một số nhân tố đã ngăn trở việc học được hướng dẫn ở mức độ thường xuyên cần thiết. Chúng tôi vui mừng nhận ra tính nhị nguyên này, một hệ quả của hoàn cảnh lịch sử, bắt đầu mất dần khi các đạo hữu được Viện Giáo lý đào tạo khắp nơi cố gắng mở lớp học, cho mọi người, trên nền tảng có hệ thống.
(14) Bước đầu hứa hẹn này hiện được theo đuổi mạnh mẽ. Tại mỗi cụm có
Chương trình Phát triển sâu rộng diễn tiến, cần có những nỗ lực hệ thống hóa hơn nữa việc cung cấp sự giáo dục tâm linh cho số trẻ em đang gia tăng, từ những gia đình thuộc nhiều gốc văn hóa – một yêu cầu của quá trình xây dựng cộng đồng với đà tiến mạnh tại khu láng giềng và làng xã. Đây là một giáo vụ khẩn thiết, một giáo vụ đòi hỏi sự kiên nhẫn và hợp tác của các phụ huynh cũng như của các cơ cấu. Viện Ruhi đã được yêu cầu lập kế hoạch khẩn trương hoàn thành các khóa học đào tạo giáo viên cho các lớp thiếu nhi ở những cấp độ khác nhau gồm những bài học tương ứng, bắt đầu với nhóm tuổi 5 hoặc 6, cho đến nhóm tuổi 10 hoặc 11, để xóa khoảng cách giữa các bài học hiện có và những sách học cho thiếu niên, như là “Tinh thần Đức tin” và sách sắp đưa ra “Uy lực của Thánh Linh”, sẽ cung cấp phần chương trình riêng biệt về Baha'i cho nhóm tuổi này. Khi các khóa học và bài học này có rồi, các Viện Giáo lý tại mỗi nước có thể chuẩn bị các giáo viên và điều phối viên cần thiết tại chỗ, theo từng cấp, chương trình cốt lõi cho việc giáo dục đạo đức thiếu nhi, và các yếu tố phụ sẽ được tổ chức thêm. Đồng thời các Viện Giáo lý nên hết sức cố gắng cung cấp giáo viên với tài liệu thích hợp, ngoài những tài liệu hiện có, cần cho việc sử dụng trong các lớp của trẻ em khác độ tuổi.
(15) Chúng tôi rất biết ơn Trung tâm Truyền giáo Quốc tế về đà tiến quan trọng
mà Trung tâm đã dành nỗ lực để bảo đảm việc hoàn thành sớm mục tiêu của Kế hoạch Năm năm. Ta thấy mức độ năng lực mà Trung tâm đã dồn vào công trình toàn thế giới này, theo dõi chặt chẽ sự tiến bộ tại mọi châu lục và hợp tác mật thiết với các Cố vấn, trong việc nắm bắt cái nhìn về sức mạnh phi thường vốn có trong Nền Quản trị. Hiện nay Trung tâm Truyền giáo Quốc tế dồn hết sự chú ý cũng như sinh lực vào những vấn đề liên quan đến tính hữu hiệu của các hoạt động tại cấp cụm, chắc chắn Trung tâm sẽ xem xét đặc biệt việc thực hiện các lớp học thiếu nhi Baha’i. Chúng tôi tin rằng việc phân tích của Trung tâm về kinh nghiệm đã đạt tại một số cụm chọn lọc trong năm sắp tới, tiêu biểu cho những thực thể xã hội khác nhau, sẽ tỏa ánh sáng lên những vấn đề thực tế giúp thiết lập được lớp học thường xuyên cho trẻ em mọi lứa tuổi tại khu láng giềng và làng xã.
(16) Sự mở rộng nhanh chóng chương trình tăng lực tâm linh cho thiếu niên là
một biểu lộ khác về bước tiến văn hóa trong cộng đồng Baha’i. Trong khi các xu thế toàn cầu tung ra hình ảnh về nhóm tuổi này là vấn đề nan giải, bị mất hút trong gọng kềm của sự biến đổi phức tạp về thể chất và xúc cảm, ù lì và tự hủy hoại, thì cộng đồng Baha’i – trong ngôn ngữ sử dụng cũng như trong phương pháp thực thi – đang quả quyết tiến tới theo hướng ngược lại, chỉ thấy nơi các thiếu niên lòng vị tha, ý thức sắc bén về sự công bằng, nhiệt tình học hỏi về vũ trụ và muốn đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Liên tục qua các báo cáo, trong đó thiếu niên ở các nước trên khắp hành tinh này đã lên tiếng phát biểu suy nghĩ của mình với tư cách là những người tham gia chương trình và xác định giá trị của tầm nhìn này. Mọi dấu chỉ đều cho thấy rằng chương trình giúp các em mở rộng ý thức trong tìm tòi thực tại đã giúp các em phân tích các lực lượng xây dựng và phá hoại tác động trên xã hội và nhận biết ảnh hưởng của những lực lượng này tác động như thế nào trên tư tưởng và hành động của các em, mài sắc nhận thức tâm linh của các em, nâng cao sức mạnh diễn đạt của các em và củng cố cấu trúc đạo đức sẽ phục vụ cho các em suốt đời. Ở vào cái tuổi trí tuệ đâm chồi, các năng lực tinh thần và vật chất trở nên sẵn sàng cho các em, các em được trao cho công cụ cần thiết để chiến đấu với những lực lượng có thể tước đoạt bản sắc thực của các em là những sinh linh cao quí và biết làm việc vì điều thiện chung.
(17) Thành phần chính của chương trình tìm hiểu các chủ đề theo quan niệm
Baha’i, nhưng không theo kiểu bài học giáo lý, đã mở đường cho sự triển khai rộng rãi đến các thiếu niên trong nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Như thế, trong nhiều trường hợp, những người thực thi chương trình vững tin bước vào lãnh vực hành động xã hội, đối mặt với một loạt những vấn đề và khả năng, đang được theo dõi và tổ chức trong một quá trình học tập toàn cầu từ Văn phòng Phát triển Kinh tế và Xã hội tại Thánh Địa. Hiện đã có một khối kiến thức và kinh nghiệm ngày càng tăng làm phát sinh năng lực ở nhiều cụm rải rác khắp địa cầu để mỗi chương trình đỡ đầu trên cả ngàn thiếu niên. Để giúp các cụm khác tiến nhanh hơn theo hướng này, Văn phòng đã thiết lập một hệ thống địa điểm tại tất cả các châu lục, với sự giúp sức của một khối tín đố, có thể cung cấp việc đào tạo điều phối viên cho rất nhiều cụm. Những người làm nguồn lực này tiếp tục nâng đỡ các điều phối viên khi họ trở về các cụm của mình, giúp họ tạo một môi trường thấm đẫm tính tâm linh mà chương trình thiếu niên có thể bén rễ.
(18) Sự hiểu biết thêm chắc chắn sẽ gia tăng trong lãnh vực sự nghiệp này, dù
mô hình hành động thì đã rõ ràng. Chỉ riêng khả năng của cộng đồng Baha’i còn hạn chế sức đáp ứng cho nhu cầu của chương trình ở các trường học và các nhóm dân sự. Trong phạm vi cụm mà hiện nay còn tập trung vào Chương trình Phát triển sâu rộng, còn có những hoàn cảnh rộng lớn, từ những cụm với một số ít nhóm thiếu niên thất thường đến những cụm duy trì được con số đủ đáp ứng yêu cầu phụng sự của một điều phối viên tận tụy, là người có thể nhận sự nâng đỡ tiếp theo từ một địa điểm cho việc phổ biến kiến thức. Để bảo đảm rằng khả năng này gia tăng trong những cụm này, chúng tôi đang kêu gọi cho 32 điểm học tập, mỗi điểm phục vụ khoảng 20 cụm với các điều phối viên trọn thời gian, sẽ khởi động vào lúc chấm dứt Kế hoạch hiện nay. Tại tất cả các cụm khác, điều ưu tiên nên dành cho việc tạo năng lực trong suốt năm tới để cống hiến cho chương trình, nhân lên các nhóm một cách có hệ thống.
(19) Những diễn biến chúng tôi vừa nêu – sự gia tăng năng lực truyền giáo trực
tiếp và tiến vào cuộc thảo luận có mục đích về những chủ đề có ý nghĩa tâm linh với dân chúng thuộc mọi tầng lớp xã hội, sự thăng hoa của của một phương pháp học tập Thánh Thư gắn liền với hành động, sự dấn thân mới mẻ trong việc cung cấp giáo dục tâm linh cho giới trẻ trong khu láng giềng và làng xã trên cơ sở thường xuyên, và sự mở rộng ảnh hưởng của chương trình khắc cẩn vào các thiếu niên ý thức về mục đích hai mặt của đạo đức, làm phát triển tiềm năng sẵn có nơi các em và đóng góp vào việc biến cải xã hội – tất cả đều được củng cố, ở tầm vóc không nhỏ, bởi một bước tiến khác ở cấp văn hóa, mà ngụ ý của nó hẳn nhiên còn lan xa. Sự tiến hóa này trong lương tri tập thể được thấy rõ trong sự gia tăng nhịp độ mà từ “đồng hành” xuất hiện trong câu chuyện giữa các đạo hữu, một từ được có thêm nghĩa mới khi nó hòa vào từ vựng chung của cộng đồng Baha’i. Nó báo hiệu sự tăng cường đầy ý nghĩa của nền văn hóa trong đó việc học tập là cách thức hoạt động, một cách nuôi dưỡng sự tham gia có ý thức của càng lúc càng nhiều người trong một nỗ lực thống nhất là ứng dụng giáo lý của Đức Baha’u’llah vào việc xây dựng nền văn minh thiêng liêng, mà Đức Giáo hộ dạy rằng đó là sứ mạng chủ yếu của Chánh Đạo. Phương pháp ấy làm bộc lộ sự tương phản rõ nét với sự phá sản tinh thần và những lối ngõ suy tàn của nền trật xã hội cũ vốn hằng kềm chế năng lực con người bằng sự thống trị, bằng thói tham lam, bằng tội ác hoặc bằng mánh lới vận động.
(20) Thế nên, trong những mối quan hệ giữa các đạo hữu, sự phát triển về văn
hóa này được thể hiện trong phẩm chất của các tác động qua lại. Học tập như là một cách thức hoạt động đòi hỏi mọi người cùng chọn tư thế khiêm tốn, một điều kiện trong đó mỗi người quên đi bản thân, đặt niềm tin trọn vẹn nơi Thượng Đế, trông cậy nơi uy lực hiếu sinh của Ngài, tin tưởng nơi ơn phò trợ toàn thắng của Ngài, biết rằng Ngài, và chỉ riêng Ngài, mới biến được con muỗi mắt thành đại bàng, một giọt nước thành biển cả mênh mông. Và trong trạng thái ấy các linh hồn lao động bên nhau không ngừng nghỉ, không vui mấy về thành quả của bản thân nhưng trong sự tiến bộ và công quả của người khác. Như thế tư tưởng của họ luôn luôn tập trung vào việc giúp đỡ lẫn nhau trong việc vươn lên những tầm cao của việc phụng sự Chánh Đạo và bay bổng lên cõi trời tri thức của Ngài. Đây là điều chúng tôi thấy được trong mô hình hoạt động hiện nay triển khai trên khắp hoàn cầu, quảng bá bởi người già và người trẻ, người kỳ cựu và người mới tuyên xưng, sát cánh nhau trong công việc.
(21) Tác động của bước tiến văn hóa này không những chỉ ảnh hưởng tới mối
quan hệ giữa các cá nhân, nhưng ảnh hưởng của nó còn có thể cảm nhận trong cách điều hành việc quản trị của Chánh Đạo. Khi sự học tập làm nổi bật phương cách hoạt động của cộng đồng, một số mặt về việc lập quyết định liên quan tới việc phát triển và củng cố đã được trao cho khối tín đồ, giúp việc qui hoạch và thực thi trở nên thích ứng hơn với hoàn cảnh thực địa. Cụ thể, một không gian được tạo ra, trong khuôn khổ cuộc họp phản ánh-phát triển, để cho những người tham gia vào các hoạt động tại cụm thỉnh thoảng gặp nhau để đạt tới sự đồng thuận về tình trạng hiện hành trong hoàn cảnh của họ, trong ánh sáng kinh nghiệm và hướng dẫn từ các cơ cấu, và xác định ngay các bước tiến của họ. Một không gian như thế cũng được mở ra bởi Viện Giáo lý, tạo phương tiện cho những người làm hướng dẫn viên, những giáo viên lớp học thiếu nhi, và hoạt náo viên các nhóm thiếu niên ở trong cụm gặp nhau nhiều lần và hội ý về kinh nghiệm của mình. Liên kết mật thiết với nhau trong quá trình hội ý này tại cơ sở là những thành phần của Viện Giáo lý, của Ban truyền giáo Vùng, cùng với các vị Tùy viên, mà sự tác động qua lại tạo nên một không gian nữa trong đó các quyết định liên quan đến phát triển được đưa ra, trong trường hợp này với một hình thức cao hơn. Các cách làm của hệ thống cấp cụm này, do nhu cầu phát sinh, nêu ra một đặc điểm quan trọng trong nền quản trị Baha’i. Nguyên là một mô thức sống, nền quản trị này đã định chế trong tự thân khả năng thích ứng ở mức độ phức tạp ngày càng cao, trong phạm vi cấu trúc và quá trình, các mối quan hệ và các hoạt động, trong khi nó tiến hóa dưới sự hướng dẫn của Tòa Công lý Quốc tế.
(22) Rằng các cơ cấu của Chánh Đạo ở mọi cấp – từ địa phương đến vùng, từ
quốc gia đến châu lục – đều có thể quản lý phức hợp lớn dần ấy với sự khéo léo ngày càng lớn vừa là dấu hiệu vừa là một sự cần thiết của sự chín chắn vững vàng. Các mối quan hệ tiến hóa giữa các cấu trúc quản trị đã đưa Hội đồng Tinh thần Địa phương đến ngưỡng cửa của một giai đoạn mới trong sự thể hiện trách nhiệm phổ biến Lời của Thượng Đế, động viên năng lực của tín đồ và tạo một môi trường khai trí về tâm linh. Ở những dịp trước, chúng tôi đã giải thích rằng sự trưởng thành của một Hội đồng Tinh thần không thể chỉ đánh giá qua các cuộc họp thường xuyên và tính hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng của Hội đồng. Thực ra sức mạnh của Hội đồng phải được ước lượng bằng sinh lực đời sống tâm linh và xã hội của cộng đồng rộng lớn mà Hội đồng phục vụ – một cộng đồng phát triển có thể đón nhận những đóng góp xây dựng của cả những người chính thức tuyên xưng và những người chưa tuyên xưng. Thật đáng khích lệ khi thấy rằng các công cụ, phương pháp, cách tiếp cận hiện thời đang cung cấp phương tiện cho các Hội đồng Tinh thần Địa phương, kể cả các Hội đồng mới thành lập, để hoàn thành những trách nhiệm này khi Hội đồng xúc tiến việc đảm bảo rằng những yêu cầu của Kế hoạch Năm Năm được hoàn thành tốt đẹp tại địa phương mình. Dĩ nhiên, sự tham gia đúng mức của Hội đồng vào kế hoạch trở thành quan trọng cho mọi nỗ lực tiếp nhận những số lượng lớn – tự nó là điều tiên quyết cho sự biểu hiện trọn vẹn phạm vi uy lực và khả năng của Hội đồng.
(23) Sự phát triển mà chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến trong các Hội đồng Tinh
thần Địa phương qua nhiều năm tới sẽ đạt được nhờ sức mạnh tăng tiến của các Hội đồng Tinh thần Quốc gia, mà khả năng suy nghĩ và hành động có sách lược đã nổi bật rõ ràng, đặc biệt khi họ học cách phân tích quá trình xây dựng cộng đồng ở cơ sở với tính hiệu quả và độ sắc bén ngày càng tăng, và đưa vào đó, khi cần thiết, sự giúp đỡ, nguồn lực, sự khích lệ và sự hướng dẫn đầy yêu thương. Ở các nước mà điều kiện đòi hỏi, họ đã chuyển giao một số các trách nhiệm này cho các Hội đồng Vùng, phân quyền một số chức năng quản trị, nâng cao năng lực cơ cấu ở các miền thuộc thẩm quyền của mình, và nuôi dưỡng thêm những mối tương tác tinh tế hơn. Quả không phải quá đáng khi nói rằng sự dấn thân trọn vẹn của các Hội đồng Tinh thần Quốc gia thật quan trọng trong việc tạo nên lực đẩy cuối cùng cần thiết để đạt mục tiêu của Kế hoạch hiện nay, và trong sự phối hợp nhịp nhàng với các Cố vấn, chúng tôi hy vọng được thấy những tiến triển xa hơn theo hướng này khi họ thể hiện nỗ lực cao nhất, trong thời gian những tháng quan trọng, trôi nhanh trước mắt, để làm cho cộng đồng của mình sẵn sàng dấn thân vào công trình năm năm sắp tới.
(24) Đương nhiên, sự tiến hóa của cơ cấu Cố vấn là một trong các bước tiến
quan trọng nhất trong nền quản trị Baha’i suốt thập kỷ qua. Cơ cấu ấy đã có những bước nhảy vọt phi thường trong sự phát triển khi, vào tháng 1 năm 2001, các Cố vấn và các Tùy viên đã tề tựu tại Thánh Địa dự hội nghị đánh dấu việc Trung tâm Truyền giáo Quốc tế dời về trụ sở thường trực trên Núi Carmel. Hẳn nhiên, năng lượng toát ra từ sự kiện này đã đẩy cơ cấu này tiến tới rất nhanh. Mức độ ảnh hưởng mà các Cố vấn và các Tùy viên đã tác động trên tiến độ của Kế hoạch chứng tỏ rằng các vị ấy đã đảm đương cương vị tự nhiên của mình tại tuyến đầu của lãnh vực truyền giáo. Chúng tôi tin chắc rằng năm tới sẽ gắn kết với nhau hơn nữa các cơ cấu của nền Quản trị trong sự hợp tác, mỗi bên với chức năng và trách nhiệm tiến hóa của mình, tất cả đều cố gắng củng cố phương thức học tập vốn đã trở thành nét ưu tú của hoạt động cộng đồng – đây là việc khẩn trương nhất tại các cụm đang trải nghiệm Chương trình Phát triển Sâu rộng.
(25) Mặc khải của Đức Baha’u’llah thật rộng lớn. Nó đòi hỏi sự thay đổi sâu sắc
không những ở tầm cá nhân nhưng ở cả cấu trúc xã hội. Chính Đức Baha’u’llah công bố:”Há chẳng phải mục đích của mọi Mặc khải là tác động lên sự biến đổi toàn bộ tính hạnh của nhân loại, một sự biến đổi sẽ tự biểu lộ, cả bên ngoài và bên trong, vốn sẽ ảnh hưởng tới cả đời sống bên trong lẫn hoàn cảnh bên ngoài đó sao?” Công việc đang tiến triển khắp nơi trên hoàn cầu hiện nay tiêu biểu cho giai đoạn cuối trong công trình Baha’i nhằm tạo nên phần cốt lõi của nền văn minh vinh quang ẩn chứa trong giáo lý của Ngài, việc xây dựng nền văn minh này là sự nghiệp vô cùng phức tạp và lớn lao, một nền văn minh đòi hỏi nhiều thế kỷ hành động của nhân loại để đạt tới kết quả. Không có con đường tắt nào, không có công thức cố định nào. Chỉ có nỗ lực phát huy sáng kiến rút ra từ Mặc khải của Ngài, khơi dòng tri thức tích tụ của nhân loại, áp dụng giáo lý của Ngài một cách thông minh vào đời sống nhân loại, và hội ý về những vấn đề nảy sinh, thì mới có sự học tập cần thiết và năng lực mới phát triển.
(26) Trong quá trình dài hạn của việc xây dựng năng lực này, cộng đồng Baha’i
đã cống hiến gần mười lăm năm để hệ thống hóa kinh nghiệm trong lãnh vực truyền giáo, học tập để mở ra một số hoạt động ngày càng nhiều người tham gia hơn để nuôi dưỡng sự phát triển và củng cố. Mọi người đều được mời đón vào vòng tay ấm áp của cộng đồng và tiếp nhận sự nuôi dưỡng từ Sứ điệp hiếu sinh của Đức Baha’u’llah. Chắc chắn, không có niềm vui nào lớn hơn, việc một linh hồn khát khao chân lý, tìm được sự nương thân trong thành trì Chánh Đạo và rút ra được sức mạnh từ uy lực thống nhất của Giao ước. Lúc đó, mọi con người, mọi nhóm cá nhân, bất kể là tín đồ của Ngài hay chưa, tiếp nhận sự cảm ứng từ giáo lý của Ngài, hưởng lợi từ châu ngọc tri thức và minh triết của Ngài đều sẽ được giúp đỡ để giải quyết những thách thức trước mắt. Hẳn nhiên, nền văn minh chờ đón nhân loại không phải sẽ đạt tới chỉ bằng các nỗ lực của riêng cộng đồng Baha’i. Nhiều nhóm và tổ chức, được làm sinh động bởi tinh thần đoàn kết trên thế giới nguyên là biểu hiện gián tiếp từ quan niệm của Đức Baha’u’llah về nguyên lý thống nhất nhân loại, sẽ đóng góp vào nền văn minh được an bài cho xuất hiện từ cảnh hỗn độn và đảo lộn của xã hội ngày nay. Mọi người rồi sẽ thấy rõ rằng năng lực được tạo nên trong cộng đồng Baha’i qua những Kế hoạch toàn cầu liên tiếp đã khiến cộng đồng thêm năng lực giúp đỡ việc xây dựng nền văn minh đa chiều và đa dạng, mở ra những biên tuyến mới của sự học tập.
(27) Trong thông điệp Ridvan năm 2008 của Tòa, chúng tôi đã chỉ ra rằng, khi
các đạo hữu tiếp tục lao động ở cấp cụm, họ sẽ thấy mình được cuốn hút càng sâu hơn vào đời sống xã hội và sẽ được thách thức phải đẩy mạnh quá trình học tập có hệ thống trong đó họ được hứa hẹn bao quát một phạm vi rộng lớn các nỗ lực của nhân loại. Tấm thảm phong phú về đời sống cộng đồng bắt đầu hiện rõ tại mỗi cụm khi hành động thờ phượng cộng đồng, hòa với các cuộc thảo luận thực hiện trong phạm vi gia đình thân mật, đã đan xen với những hoạt động cung cấp sự giáo dục tâm linh cho tất cả thành viên trong khối dân cư – người lớn, thanh niên, trẻ em. Ý thức xã hội tự nhiên được nâng cao, ví dụ như khi các cuộc thảo luận sinh động tăng lên giữa các phụ huynh về ước vọng của họ đối với con cái và các dự án phụng sự xuất hiện với sáng kiến về thiếu niên. Khi nguồn nhân lực tại một cụm được dồi dào và mô hình phát triển được thiềt lập vững chắc, thì sự dấn thân của cộng đồng với xã hội có thể, và đương nhiên là phải gia tăng. Ở thời điểm quan trọng này trong việc triển khai Kế hoạch, khi nhiều cụm đã đạt tới gần giai đoạn ấy, điều thích hợp có lẽ là các đạo hữu khắp nơi sẽ suy nghĩ về tính chất của các đóng góp mà cộng đồng lớn mạnh, sôi nổi của mình sẽ cống hiến cho sự tiến bộ vật chất và tinh thần của xã hội. Về mặt này, sẽ thật hữu ích khi nghĩ tới lãnh vực hoạt động gồm hai mặt gắn chặt và tăng lực cho nhau: dấn thân vào hoạt động xã hội và tham gia vào các hội thảo hiện hành của xã hội.
(28) Qua các thập niên, cộng đồng Baha’i đã được kinh nghiệm trong hai lãnh
vực nỗ lực này. Hẳn nhiên là có một số lớn người Baha’i tham gia với tư cách cá nhân vào hoạt động xã hội và hội thảo công cộng thông qua nghề nghiệp của mình. Một số tổ chức Phi Chính phủ, được cảm ứng bởi giáo lý của Chánh Đạo và hoạt động ở cấp quốc gia và khu vực, đang làm việc trong lãnh vực phát triển kinh tế và xã hội để cải thiện đời sống con người. Những cơ quan của các Hội đồng Tinh thần Quốc gia đã đóng góp qua một số kênh khác nhau để nuôi dưỡng những ý tưởng đưa tới phúc lợi chung. Ở cấp quốc tế, các cơ quan như Văn phòng Cộng đồng Baha’i Quốc tế tại Liên hiệp quốc đã thực hiện chức năng tương tự. Ở mức độ cần thiết và thích hợp, các đạo hữu làm việc ở cấp cơ sở của cộng đồng sẽ rút ra kinh nghiệm và khả năng này trong khi họ cố gắng xử lý những điều quan tâm của xã hội quanh mình.
(29) Nhận thức trong phạm vi lăng kính chính xác nhất, hoạt động xã hội có thể
bao gồm từ những nỗ lực không mấy chính thức về thời gian có giới hạn do các cá nhân hoặc những nhóm nhỏ đảm đương cho đến những chương trình phát triển kinh tế và xã hội với cấp độ cao về tính phức tạp và tinh vi thực thi bởi các tổ chức theo cảm ứng Baha’i. Bất chấp sự khác nhau về phạm vi và qui mô, tất cả hoạt động xã hội đều nhằm áp dụng giáo lý và các nguyên lý của Chánh Đạo để cải thiện một số mặt đời sống kinh tế hoặc xã hội của một khối dân cư, dù là rất khiêm tốn. Như thế các công trình ấy được nêu bật bởi mục đích đã nêu là nâng cao phúc lợi vật chất và cả lợi ích tinh thần của một khối dân cư. Còn nền văn minh thế giới hiện nay nơi chân trời của nhân loại phải đạt được tính bền chặt năng động giữa những đòi hỏi vật chất và tinh thần của cuộc sống là điểm trung tâm của giáo lý Baha’i. Rõ ràng là lý tưởng này có những ý nghĩa sâu sắc về tính chất của bất cứ hoạt động xã hội nào do người Baha’i theo đuổi, bất kể phạm vi và qui mô ảnh hưởng của nó. Dù điều kiện có khác nhau giữa nước này với nước khác, và có lẽ cả từ cụm này tới cụm khác, khơi dậy nơi các đạo hữu những nỗ lực khác nhau, vẫn có một số quan niệm cơ bản nhất định mà mọi người nên nhớ. Thứ nhất là tính tập trung tri thức trong cuộc sống xã hội. Sự nuôi dưỡng mãi cái dốt là dạng áp bức nặng nề nhất; nó củng cố nhiều bức tường thành kiến hằng đứng sững làm rào cản cho việc thực hiện sự thống nhất nhân loại, đồng thời là mục đích và nguyên lý hoạt động của Mặc khải Đức Baha’u’llah. Tiếp cận tri thức là quyền của mọi con người, và tham gia vào việc tạo ra, ứng dụng và phổ biến tri thức là trách nhiệm mà mọi người phải gánh vác trong sự nghiệp vĩ đại về xây dựng nền văn minh thịnh vượng của thế giới – mỗi cá nhân tùy năng tài và năng khiếu của mình. Lẽ công bằng đòi hỏi sự tham gia của mọi người. Như thế, trong khi hành động xã hội có thể gồm việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ dưới dạng nào đó, điều quan tâm chính của nó phải là xây dựng năng lực bên trong một khối dân cư nhất định để tham gia vào việc tạo lập một thế giới tốt đẹp hơn. Sự biến đổi xã hội không phải là công trình của một nhóm người này thực hiện vì lợi ích của một nhóm người khác. Qui mô và tính phức tạp của hành động xã hội phải phù hợp với nguồn nhân lực tại một xã hoặc khu láng giềng để thực hiện. Như vậy, tốt hơn hết các nỗ lực nên bắt đầu trên một qui mô khiêm tốn và tiến triển một cách hữu cơ khi năng lực trong khối dân cư nảy nở. Tất nhiên, năng lực tăng lên theo những cấp độ mới, khi những người ủng hộ cuộc đổi thay xã hội học tập để áp dụng một cách có hiệu quả các nguyên lý trong Mặc khải của Đức Baha’u’llah, cùng với các nội dung và phương pháp khoa học, theo thực tế xã hội của họ. Thực tế này họ phải cố gằng để hiểu theo cách phù hợp với giáo lý của Ngài – thấy được nơi người đồng loại của mình những châu ngọc vô giá và nhận ra tác động của hai quá trình hợp và tan của tâm với trí, cũng như của các cấu trúc xã hội.
(30) Hành động xã hội hiệu quả giúp làm phong phú sự tham gia vào các
hội thảo của xã hội, giống như nhận thức đạt được từ sự tham gia một số cuộc hội thảo có thể giúp làm sáng tỏ các quan niệm định hình hành động xã hội. Ở cấp cụm, sự tham gia hội thảo công cộng có thể kể từ hành động giản dị như đưa các ý tưởng Baha’i vào cuộc trò chuyện thường ngày, cho đến các sinh hoạt chính thức hơn như chuẩn bị bài phát biểu và tham dự tại cuộc họp mặt, nhắm vào các chủ đề xã hội liên quan – như biến đổi khí hậu và môi trường, quản trị và nhân quyền, đại loại như vậy. Cũng như những giao tiếp có ý nghĩa với các nhóm dân sự và các tổ chức địa phương trong xã và khu láng giềng.
(31) Về mặt này, chúng tôi buộc phải nêu lên một cảnh báo: Điều quan trọng đối
với mọi người là nhận biết rằng giá trị của việc dấn thân vào hành động xã hội và hội thảo công cộng không phải để được xét đoán bởi khả năng nâng số người tuyên xưng. Dù những nỗ lực trong hai lãnh vực hoạt động này có thể đưa tới sự gia tăng tầm cỡ của cộng đồng Baha’i, chúng ta làm không phải vì mục đích này. Sự chân thật trong việc này là điều bắt buộc. Ngoài ra, ta nên rất thận trọng để tránh huênh hoang về kinh nghiệm Baha’i hoặc đặt sự chú ý vào những nỗ lực còn khiêm tốn, như là chương trình tăng lực tâm linh cho thiếu niên, mà tốt nhất là để nó chín muồi theo nhịp độ tiến triển. Điều tâm niệm phải là tính khiêm tốn. Trong khi bày tỏ nhiệt tình về niềm tin của mình, các đạo hữu cần chú ý tránh để lộ vẻ đắc thắng, với chính các đạo hữu đã không thích hợp, ở hoàn cảnh khác càng không hay.
(32) Khi nêu lên với quí đạo hữu những cơ hội mới này hiện đang mở ra ở cấp
cụm, chúng tôi không yêu cầu quí đạo hữu đổi thay bất cứ điều gì trong tiến trình hiện thời của mình. Càng không nên tưởng tượng rằng những cơ hội ấy tiêu biểu cho một địa hạt phụng sự khác, cạnh tranh với việc phát triển và củng cố vì năng lực và nguồn nhân lực hạn chế của cộng đồng. Trong cả năm tới, tiến trình của Viện và mô hình hoạt động do Viện tạo nên cần tiếp tục tăng cường, và việc truyền giáo nên giữ vị trí cao nhất trong tâm trí mỗi tín đồ. Việc tham gia thêm vào đời sống xã hội không nên tìm kiếm quá sớm. Nó sẽ diễn ra tự nhiên khi các đạo hữu tại mỗi cụm kiên trì trong việc áp dụng các điều khoản của Kế hoạch, theo qui trình hành động, phản ánh, hội ý và học tập, mà học là kết quả. Việc tham gia vào đời sống xã hội sẽ thêm phong phú khi năng lực của cộng đồng nâng cao được chính sự phát triển của mình và duy trì được sức sống mà nó đã lần hồi tạo nên. Nó sẽ kết chặt với những nỗ lực phát triển và củng cố cộng đồng đến mức có thể rút ra những nhân tố của khung sườn khái niệm vốn điều hành loạt Kế hoạch toàn cầu hiện thời. Và nó sẽ đóng góp vào trào lưu của các khối dân cư hướng tới tiên kiến của Đức Baha’u’llah về một nền văn minh thế giới yên bình và thịnh vượng đến mức nó biết vận dụng một cách sáng tạo những yếu tố này vào các lãnh vực học tập mới.
(33) Quí đạo hữu thân mến: Biết bao lần Đức Thầy kính yêu đã biểu lộ niềm hy vọng rằng tâm hồn các tín dồ sẽ ngập tràn tình yêu đối với nhau, rằng họ sẽ không chấp nhận làn ranh phân chia nào nhưng sẽ xem toàn thể nhân loại như thể một gia đình. Ngài khuyên: ”Không thấy ai là khách lạ, mà hãy xem mọi người là bạn, vì tình yêu và sự thống nhất sẽ khó đến khi các con gắn cái nhìn vào tính xa lạ.” Mọi tiến triển xem xét ở các trang trước, ở mức sâu xa nhất, chỉ là biểu thị của tình yêu đại đồng đạt được nhờ uy lực của Thánh Linh. Chẳng phải vì tình yêu đối với Thượng Đế đã thiêu rụi mọi màn che ghẻ lạnh và chia rẽ, đồng thời kết nối các con tim trong sự thống nhất hoàn hảo đó sao? Chẳng phải tình yêu của Ngài đã đẩy quí đạo hữu vào lãnh vực phụng sự và giúp quí đạo hữu thấy được nơi mọi linh hồn khả năng hiếu biết Ngài và tôn thờ Ngài sao? Chẳng phải quí đạo hữu được tăng lực bởi biết rằng Đấng Biểu hiện của Ngài vui lòng nhận chịu suốt đời đau khổ vì tình yêu đối với nhân loại đó sao? Hãy nhìn vào hàng ngũ của mình, nhìn vào các anh chị em Baha’i đầy yêu thương của chúng ta ở Iran. Chẳng phải đức tính kiên trì mẫu mực của họ phát sinh từ tình yêu Thượng Đế và từ khát vọng phụng sự Ngài đó sao? Chẳng phải năng lực của họ vượt lên sự đàn áp đắng cay và tàn bạo nhất chứng tỏ khả năng của triệu triệu người dân bị áp bức trên thế giới có thể đứng lên và nắm lấy phần quyết định trong việc xây dựng Vương quốc của Thượng Đế trên trái đất này đó sao? Không sờn lòng trước những cấu trúc xã hội rã rời, hãy nhanh chân lên để đưa Sứ điệp của Đức Baha’u’llah đến các linh hồn chờ mong ở từng khu láng giềng tại thành thị, ở từng làng xã thuộc nông thôn, ở mọi góc trời, đưa họ đến với cộng đồng của Ngài, cộng đồng Tối Đại Danh. Trong tư tưởng và trong nguyện cầu của chúng tôi không bao giờ thiếu vắng quí đạo hữu, và chúng tôi sẽ tiếp tục cầu xin Đấng Toàn năng tăng lực cho quí đạo hữu bằng hồng ân kỳ diệu của Ngài.
- The Universal House of Justice